Đạo Phật và Khoa học – Đối thoại giữa nhận thức luận trong đạo Phật và trong cơ học lượng tử (Phần 2)

Bìa sách “Buddhism and Science”


BÀN VỀ NGUYÊN TỬ, QUANG TỬ, LƯỢNG TỬ – ON ATOMS, PHOTONS, AND QUANTA

ĐĐLLM, AW và TJ [nói tiếng Tây Tạng]

TJ: Chúng ta có thể nói tới loại hạt vi tế nhất. Các luận sư Trung Quán tông đã bác bỏ khái niệm về những thành tố bất kì được xem là nền tảng, nguyên sơ và tối hậu, kiểu như nguyên tử hay các hạt không thể phân nhỏ. Những luận sư ấy cho rằng quan niệm như thế là không hợp lí.

Zeilinger: Cái này thuộc vấn đề bản thể. Chí ít là trong ngành vật lí đã có mối bất hòa với một truyền thống lâu đời khác. Tư tưởng vật lí cho đến đầu thế kỉ thứ hai mươi là căn bản ta có thể giải thích – ít nhất là trên nguyên tắc – ta có thể giải thích vì sao một điều cụ thể nào đó xảy ra. Bức tranh cũ về vũ trụ ngày xưa giống như một cái đồng hồ được lên giây bởi đấng sáng thế trong Cơ Đốc Giáo – người thợ làm đồng hồ tối thượng ở đây là Thượng Đế, đã chế tạo và khởi động nó – và giờ thì vũ trụ đang vận hành chính xác như một cái đồng hồ. Tình huống đơn giản chỉ là giải thích đồng hồ hoạt động theo quy luật nào, đồng thời ta phải bắt đầu từ cái trong vật lí gọi là điều kiện tiên quyết (initial condition). Ta phải biết khởi thủy của vũ trụ trông ra sao thì những điều còn lại sẽ trở nên rõ ràng.

Continue reading

Đạo Phật và Khoa học – Đối thoại giữa nhận thức luận trong đạo Phật và trong cơ học lượng tử (Phần 1)

Bìa sách “Buddhism and Science”

Ghi chú của Kan:

1) ĐĐLLM: Đức Đạt Lai Lạt Ma, AW: Alan Wallace, TJ: Thupten Jinpa.

2) Trong phần thảo luận này, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Alan Wallace, Thupten Jinpa đại diện cho đạo Phật; Anton Zeilinger và Arthur Zajonc đại diện cho giới vật lí.

3) Cụm từ “Nó là như vậy thôi” được dịch từ một số cụm tiếng Anh trong bài, như “That’s just the way it is” hay “That’s just the way things are”… Nghĩa của cụm từ này trong đạo Phật là: Phật tính/ Pháp tính/ Thể tính/ Bản chất các Pháp.

TÁC GIẢ: ANTON ZEILINGER

Anton Zeilinger sau khi được giáo dục trong ngành cổ học Hi La đã theo học vật lý tại Đại học Vienna. Ông là giảng viên cũng như giảng viên mời ở nhiều trường khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đại học Vienna, MIT, Đại học Melbourne, Đại học kỹ thuật Munich, College de France và Đại học Merton. Hiện ông là giáo sư vật lý tại Viện vật lý thực nghiệm thuộc Đại học Vienna. Nghiên cứu chủ đạo của ông thuộc lĩnh vực cơ sở của cơ học lượng tử mà ông cùng nhóm nghiên cứu qua nhiều năm đã tìm được một số thí nghiệm cơ bản có tính quan trọng, trong đó gần đây nhất là quantum teleportation.

ĐỐI THOẠI GIỮA NHẬN THỨC LUẬN TRONG ĐẠO PHẬT VÀ TRONG CƠ HỌC LƯỢNG TỬ

Năm 1997 khi ông Arthur Zajonc là đồng nghiệp và bằng hữu của tôi mời tôi đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tại nơi ngài cư ngụ ở Dharamsala để luận bàn về vật lí hiện đại thì tôi rất hứng khởi. Vì công việc liên quan tới nền tảng cơ học lượng tử khiến tôi ngày càng suy tư về những câu hỏi thuộc nhận thức luận, nên tôi rất vui được thảo luận một số vấn đề như vậy với Đức Đạt Lai Lạt Ma vốn là đại diện cho một truyền thống tâm linh lớn trên thế giới.

Continue reading